KHÓA HỌC MIỄN PHÍ TẶNG KÈM SÁCH SỨ MỆNH KHỞI NGHIỆP

Tình trạng
Chưa đăng ký
Chi phí
Miễn phí - tặng kèm sách
Bắt đầu học ngay

KHÓA HỌC MIỄN PHÍ TẶNG KÈM SÁCH SỨ MỆNH KHỞI NGHIỆP

Đừng khởi nghiệp khi chưa đọc sách này. Sách Sứ mệnh khởi nghiệp chứa đựng các bí kíp của những doanh nhân thành công.

Sách cần đọc trước khi khởi nghiệp

Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi bạn tìm ra vấn đề mà mình thích giải quyết và hạnh phúc thực sự chỉ đến trong “quá trình” bạn giải quyết vấn đề đó. Vậy vấn đề bạn thích giải quyết là gì?

Mặc định trong gen của con người là mầm mống của quá trình thích nghi và tiến hóa. Quá trình đó bao gồm rủi ro và giải quyết vấn đề. Khởi nghiệp là chấp nhận rủi ro với nguồn lực hạn hẹp – những gì bạn có – để giải quyết vấn đề cho người khác – càng giúp được nhiều người giải quyết vấn đề càng khó, bạn càng kiếm được nhiều tiền.

Quá trình khởi nghiệp có gì đó rất tương đồng với bản chất, ý nghĩa của cuộc sống con người. Vậy có thể nói rằng: con người ai cũng mang trong mình sứ mệnh khởi nghiệp.

Sách Sứ mệnh khởi nghiệp là dành cho bạn nếu:

  • Bạn đang tuyệt vọng và không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nó dành cho bạn khi bạn đang chán ngán phải cày ải với việc làm thuê nhàm chán. Bạn phát bịnh với đời sống công sở.
  • Nó dành cho bạn nếu bạn muốn tự do để làm những gì mình muốn. Nó dành cho bạn nếu bạn muốn làm giàu ngay khi còn trẻ thay vì đợi 50 năm khi về già.
  • Nhưng quan trọng nhất, nó dành cho bạn nếu bạn đã là một doanh nhân từ lâu đang phải vật lộn với việc kinh doanh của mình.
  • Cuối cùng, nó dành cho bạn nếu bạn muốn sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để thay đổi bản thân. Ai cũng muốn thay đổi, nhưng không ai dám quyết đoán thay đổi sự lựa chọn.

Sơ lược sách Sứ mệnh khởi nghiệp của MJ Demarco

Sách Sứ mệnh khởi nghiệp có tựa tiếng Anh là Unscripted: Life, Liberty, and the Pursuit of Entrepreneurship được tác giả MJ Demarco xuất bản năm 2017, được Firstnew mua bản quyền bản Việt ngữ và xuất bản tại Việt Nam năm 2020.

Sách gồm gần 335 trang được in trên giấy tốt, cầm rất nhẹ. Bản dịch được trau chuốt đến từng chi tiết.

Sách Unscripted: Life, Liberty, and the Pursuit of Entrepreneurship của MJ Demarco là cuốn sách hiếm hoi được đánh giá 4.8 / 5 trên Amazon thuộc thể loại sách phát triển bản thân và khởi nghiệp.

Một trong những lý do mà cuốn sách được đón nhận rộng rãi là sự chân thành của tác giả. Ông tâm sự:

Sau khi bán công ty của mình và nghỉ hưu sớm vào năm 2007 khi mới ngoài 30, tôi nhìn lại câu hỏi về cuộc sống và kinh doanh. Nếu tôi có thể quay về quá khứ và tâm sự với tuổi đôi mươi của mình, tôi sẽ nói gì? Những bài học nào rút ra từ những thất bại? Và quan trọng hơn là làm sao để mang lại giá trị từ những bài học này cho mọi người?

Sau 3 năm, cuốn sách này ra đời – nó trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ chính thống. Nói cách khác, hạnh phúc thực sự không đến từ việc làm theo những minh triết thông thường – mà hoàn toàn ngược lại.

Mô hình khởi nghiệp unscripted – chìa khóa để thực thi sứ mệnh khởi nghiệp

Mô hình khởi nghiệp Unscripted bao gồm 5 thành phần không thể thiếu:

3(B) ⋂ ( MP ⋂ FE ⋂ KE ) ⋂ 4(D)

  1. 3B: có niềm tin, cách nghĩ đúng đắn về khởi nghiệp, kinh doanh, làm giàu, thành công.
  2. MP: có mục đích đúng đắn, rõ ràng và dứt khoát.
  3. FE: có chiến lược khởi nghiệp đúng đắn.
  4. KE: có cách thực thi đúng đắn.
  5. 4D: có kỷ luật đúng đắn

Trước khi đi vào xem xét chi tiết từng phần chúng ta hãy xem thử nếu thiếu đi một trong những phần này thì chuyện gì sẽ xảy ra:

  1. Thiếu 3B – không có niềm tin, cách nghĩ đúng đắn: có ý tưởng, có khả năng nhưng chọn sai con đường có thể là cả đời làm công hoặc chọn con đường làm giàu bất chính.
  2. Thiếu MP – không có mục đích dứt khoát: có khả năng, kiến thức nhưng không kiên trì bền chí dẫn đến bỏ cuộc sớm khi gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại tạm thời.
  3. Thiếu FE – không có chiến lược đúng: chỉ thành công ở mức độ thấp, không đủ tạo ra thu nhập để có thể đạt được tự do từ sớm.
  4. Thiếu KE – không có cách thực thi đúng đắn: dừng ở cấp độ ý tưởng, không có thành tựu gì.
  5. Thiếu 4D – không có kỷ luật đúng: kiếm được nhiều tiền nhưng phung phí, kết cục trong thất bại và bi kịch.

Mô hình khởi nghiệp – 3B – Niềm tin cách nghĩ đúng đắn
Rất nhiều người không có định hướng rõ ràng trong cuộc sống, họ nghĩ rằng mình đang sống theo ý mình muốn. Nhưng sự thật không phải vậy. Con người bị chi phối bởi niềm tin cách nghĩ đã được hình thành từ trước.

Nếu bạn muốn khởi nghiệp: trước hết là phải xem xét lại những niềm tin cách nghĩ này, nó là gì và tác hại của nó như thế nào.

  1. Sai lầm khi cố tìm lối tắt: đó là niềm tin sai lầm rằng thành công có thể đạt được bằng một bí mật nào đó thay vì chăm chỉ. Sự thật là không có bí mật hay lối tắt nào có thể thay thế cho nỗ lực và chăm chỉ.
  2. Sai lầm: tài năng là đủ. Sai lầm này xuất phát từ niềm tin rằng chỉ cần tài năng là đủ cho thành công, tài năng có thể thay thế cho nỗ lực. Đằng sau niềm tin sai lầm này là hai câu nói: Tôi không có tài. Tôi có tài và không cần phải cải thiện gì.
  3. Sai lầm: chạy theo tiền. Người có niềm tin sai lầm này thường chạy theo tiền, tìm kiếm và nhảy từ ý tưởng, cơ hội này đến cơ hội khác với quan niệm kiếm tiền nhanh mà không cần phải mạo hiểm hay nỗ lực gì.
  4. Sai lầm: người giàu là xấu. Sai lầm này xuất phát từ niềm tin rằng bạn nghèo là do người khác giàu, và nếu bạn giàu, bạn sẽ ích kỷ.
  5. Sai lầm: thành bại là do may mắn.
  6. Sai lầm: sống nghèo, chết giàu. Sai lầm này xuất phát từ niềm tin rằng nếu bạn cắt giảm chi tiêu thì một ngày nào đó bạn sẽ giàu có và tự do. Vấn đề với chiến lược này là nếu bạn không có thu nhập đủ lớn thì cho dù có thắt lưng buộc bụng như thế nào cũng không thể đạt được mục tiêu.
  7. Sai lầm: chứng khoán và ngân hàng sẽ giúp bạn làm giàu. Sai lầm này xuất phát từ cách nhìn nhận sai lầm về thị trường chứng khoán và lãi xuất gộp. Thị trường chứng khoán và ngân hàng được tạo ra không phải để giúp bạn làm giàu.

Mô hình khởi nghiệp – MP – có mục đích đúng đắn, rõ ràng và dứt khoát.
Thành công đòi hỏi nỗ lực hơn mức bình thường. Sự nỗ lực phi thường này đến từ đâu?

Nó không đến từ ý chí hay từ những video truyền cảm hứng. Sự nỗ lực phi thường đến từ mục đích và ý nghĩa – đó là những lý do vì sao bạn hành động và bền bỉ tiếp tục hành động cho dù khó khăn, thất bại, chỉ trích.

Cho dù lý do của bạn là gì, nó phải đủ lớn để giúp bạn bền chí. Nghịch lý là ai cũng muốn giàu có nhưng không ai muốn mạo hiểm, nỗ lực làm việc ngày này qua ngày khác với thu nhập không ổn định. Nếu không có lý do đủ lớn, bạn sẽ không khác gì những người khác. Để thành công, bạn không thể làm giống như người bình thường.

Mô hình khởi nghiệp – FE – chiến lược khởi nghiệp đúng đắn
Khởi nghiệp giống như là chơi bóng chày. Người chơi có tỷ lệ 3/10 được xem là huyền thoại. Bạn có thể thất bại 7 trong 10 lần thử mà vẫn được coi là thành công. Thất bại là một phần của cuộc chơi. Câu hỏi là: làm sao để gia tăng tỷ lệ thành công?

Mô hình khởi nghiệp Fastlane (FE) sẽ giúp bạn điều này.

Mô hình này có trọng tâm là productocracy – sản phẩm có giá trị vượt trội làm hài lòng khách hàng để khách hàng đánh giá tốt và giới thiệu thêm khách hàng. Bên cạnh đó là 5 nguyên tắc về nhu cầu, kiểm soát, rào cản, thời gian và quy mô sẽ được bàn đến trong các bài sau. Áp dụng đúng mô hình này giúp bạn giảm thiểu 90% nguy cơ thất bại.

Productocracy chính là điểm khác biệt giữa doanh nghiệp trung bình và doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, sâu và rộng. Productocracy là chìa khóa để làm giàu nhanh. Khi bạn có sản phẩm này sẽ không ai quan tâm đến những lần thất bại trước đó. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của bạn khi khởi nghiệp không phải bán hàng mà là tạo ra sản phẩm productocracy.

Nguyên tắc kiểm soát – Control
Để hạn chế rủi ro khi khởi nghiệp, nguyên tắc kiểm soát chỉ ra rằng bạn phải kiểm soát hoặc hạn chế phụ thuộc vào bất kỳ đối tác nào từ phát triển sản phẩm đến marketing, hệ thống phân phối hay bất kỳ phần nào trong doanh nghiệp của bạn. Bạn phải nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát những gì bạn xây dựng nên.

Đằng sau nguyên tắc kiểm soát là câu hỏi đơn giản: có ai có thể đưa ra quyết định có thể xóa sổ ngay tức khắc doanh nghiệp của bạn?

Nếu câu trả lời là có thì bạn cần phải rà soát lại. Để giảm thiểu rủi ro bạn cần phải nắm quyền kiểm soát.

Nguyên tắc rào cản – Entry
Nguyên tắc rào cản chỉ ra những cơ hội và phân khúc thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt không nên tham gia. Nó chỉ ra cơ hội thực sự để khởi nghiệp đang nằm ở đâu.

Nguyên tắc rào cản: cơ hội càng dễ dàng, thì càng có sự cạnh tranh cao. Trái lại, vấn đề càng phức tạp, càng khó giải quyết thì cạnh tranh lại thấp.

Khởi nghiệp thất bại vì nhiều lý do, một trong số đó là do không hiểu khởi nghiệp là gì. Khởi nghiệp là xử lý vấn đề, tạo ra giá trị, thỏa mãn mong muốn nhu cầu của người khác.

Nghịch lý là cơ hội tốt nhất chính là cơ hội khó làm nhất.

Nguyên tắc nhu cầu – Need
Con người không tìm ra cơ hội bởi vì họ không muốn thấy điều cần thấy: kỹ năng, nỗ lực, nguy cơ, rủi ro và khả năng thất bại. Thay vào đó, họ cố tìm điều không có: con đường dễ dàng, an toàn. Đó là lý do vì sao con người thiếu ý tưởng. Như Thomas Edison có nói:

Đa số không nhận ra cơ hội, bởi vì nó thường đến dưới dạng những rắc rối

Nguyên tắc nhu cầu là nguyên tắc quan trọng nhất bởi vì nó định hình cơ hội. Nếu mô hình khởi nghiệp FE là một cái bàn, thì nguyên tắc nhu cầu chính là trụ đỡ chính cho cái bàn ấy. Nguyên tắc nhu cầu chỉ ra rằng nếu bạn có thể kiểm soát được những rào cản và tạo ra sản phẩm cung cấp giá trị thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của người khác, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền.

Cách tìm ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng khởi nghiệp FE đến từ 2 nguồn: sáng tạo ra cái mới và cải thiện những cái đã có sẵn. Đa số cơ hội khởi nghiệp đến từ việc cải tiến những gì đang có sẵn. Sau đây là một số cách:

  1. Lắng nghe những lời than phiền từ thị trường. Bất kỳ một lời than phiền nào là một cơ hội tiềm năng.
  2. Bất tiện: bất kỳ điều gì gây ra sự bất tiện là một cơ hội. Nó có thể là một sản phẩm hay dich vụ để giải quyết sự bất tiện đó.
  3. Đơn giản hóa: bất kỳ thứ gì phức tạp cần đơn giản hóa là một cơ hội.
  4. Mong muốn: đây là một dạng nhu cầu không rõ ràng. Nó là điều con người muốn nhưng không hẳn là cần thiết.
  5. Khoảng trống từ dịch vụ khách hàng. Bất kỳ ai cũng muốn có dịch vụ chăm sóc tốt. Bạn có thể cung cấp sản phẩm tương tự nhưng chăm sóc tốt khách hàng để tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh.
  6. Đưa sản phẩm từ nơi dư thừa đến nơi đang thiếu.
  7. Phục vụ đám đông. Ví dụ: mọi người đổ xô đi đào vàng thì bạn bán xẻng đào.
  8. Sử dụng những gì có sẵn để tái sử dụng theo mục đích khác.
  9. Khi các doanh nghiệp lớn tập trung vào lợi nhuận mà bỏ quên khách hàng.
  10. Cải tiến bất kỳ thứ gì đang có sẵn.

Nguyên tắc thời gian – Time
Nguyên tắc thời gian có 2 thành phần:

  1. Bạn có cần phải có mặt để tận tay tạo ra giá trị giải quyết nhu cầu cho khách hàng? Nếu bạn buộc phải có mặt để giá trị được tạo ra, bạn đang có rắc rối.
  2. Bạn phải tìm cách tách biệt thời gian riêng của bản thân khỏi doanh nghiệp của mình. Nói cách khác, bạn phải tạo ra doanh nghiệp tự hoạt động 24/7 mà bạn không cần phải dành thời gian cho nó. Đó là cách bạn tạo ra thu nhập thụ động.

Để làm được điều này bạn cần tập trung nhiều tháng, nhiều năm chứ không thể xảy ra trong vài ngày hay vài tuần. Các hướng dẫn chi tiết sẽ có trong sách.

Nguyên tắc quy mô – Scale
Bạn đã từng nghe đến quy luật thu hút (law of attraction), nó nói rằng bạn sẽ có được những gì bạn nghĩ dù là vô thức hay ý thức. Nhưng quy luật này chỉ là “giả thuyết” – chưa được kiểm chứng.

Quy luật thực sự tạo ra sự giàu có là quy luật ảnh hưởng (law of effection): ảnh hưởng của bạn càng lớn, càng sâu càng rộng, bạn sẽ càng giàu. Đơn giản hơn nữa, có thể rút ngắn lại: ảnh hưởng triệu người, bạn trở thành triệu phú.

Để áp dụng quy luật này, doanh nghiệp của bạn cần phải tạo ra ảnh hưởng về cả độ sâu và độ rộng:

Lợi nhuận = số lượng bán (độ rộng) x lợi nhuận trên từng sản phẩm (độ sâu)

3 chiến lược để nhân rộng:

  1. Bán hàng trực tiếp cho khách hàng với số lượng lớn.
  2. Bán hàng thông qua nhượng quyền.
  3. Mở rộng bán hàng thông qua các kênh phân phối.

Mô hình khởi nghiệp – KE – chiến lược thực thi đúng đắn
Cách thực thi trong mô hình khởi nghiệp unscripted dựa trên điều này: bạn sẽ không bao giờ biết trước được mình sẽ cần phải biết điều gì.

Mô hình thực thi KE nghĩa là cách giải quyết vấn đề dựa trên hành động trước khi có câu trả lời. Bao gồm các phần sau:

  1. Thị trường: không ai có thể dự đoán chính xác được thị trường sẽ như thế nào. Cách tốt nhất để khám phá thị trường là tương tác với nó.
  2. Hành động trước khi có câu trả lời, sau đó xem xét đánh giá và điều chỉnh.
  3. Quá trình 7 bước:
  4. Lập kế hoạch sơ khởi, đánh giá cơ hội thông qua xem xét các nguyên tắc nhu cầu, thời gian, rào cản, kiểm soát và quy mô.
  5. Tìm hiểu sơ khởi phản ứng của thị trường.
  6. Lập kế hoạch từ sản xuất đến đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
  7. Thử nghiệm các sản phẩm mẫu
  8. Đánh giá phản ứng của thị trường
  9. Tạo ra sản phẩm productocracy.
  10. Nhân rộng quy mô.

Mô hình khởi nghiệp – 4D – có kỷ luật đúng đắn

  1. Không so sánh: hài lòng và mãn nguyện với những gì đang có.
  2. Tiết kiệm nhằm mục đích tạo ra hệ thống thu nhập thụ động để không bị buộc phải làm việc, và có tự do lựa chọn làm những gì mình muốn.
  3. Suy nghĩ chín chắn về hậu quả trước khi hành động.

Khóa học - Nội dung

Mở rộng
NHẬN THỨC
ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC KHỞI NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC THỰC THI
KỶ LUẬT
1 of 2